Trong những năm gần đây chứng kiến thị trường mua bán và sáp nhập ở Việt Nam sôi động trở lại. Tuy vậy tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài gặp không ít trở ngại và khó khăn tại Việt Nam bởi hệ thống pháp luật chưa thống nhất và nhiều thiếu sót.
Để cải thiện và nâng cao hơn năng lực đầu tư tại Việt Nam rất cần những sửa đổi, bổ sung của Chính Phủ với Luật Đầu tư và các Nghị định.
Quy định Luật Đầu tư 2014
Trong Luật Đầu tư năm 2014, điều 22 có quy định rõ ràng cụ thể như sau:
Số vốn điều lệ mà nhà đầu tư nước ngoài có thể sở hữu trong các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp kinh doanh là không hạn chế, ngoại trừ các trường hợp dưới đây:
- Tại các công ty niêm yết, tổ chức kinh doanh chứng khoán hay các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty niêm yết, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.
- Trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa, tỷ lệ sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về cổ phần hóa.
- Trong trường hợp tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không thuộc hai trường hợp trên thì thực hiện theo quy định khác của pháp luật có liên quan và điều ước quốc tế.
Tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại công ty đại chúng được quy định cụ thể như sau:
- Tỷ lệ sở hữu nước ngoài thuộc các trường hợp trong điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên sẽ được thực hiện theo điều ước quốc tế đã quy định.
- Các ngành, nghề đầu tư kinh doanh được quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài bởi pháp luật có liên quan thì thực hiện theo pháp luật đó quy định.
- Các công ty hoạt động trong ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng chưa được quy định cụ thể thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài được quy định tối đa là 49%.
- Công ty hoạt động đa ngành, nghề thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài được quy định không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành nghề đã được quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài trước đó, trừ những trường hợp được quy định khác (những trường hợp điều ước quốc tế).
- Đối với các trường hợp không thuộc những trường hợp nêu trên thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài là không hạn chế.
- Các doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc huy động vốn, cổ phần hóa thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài dựa trên quy định pháp luật về cổ phần hóa.
Trình tự xác định giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
1, Xác định lĩnh vực kinh doanh
- Nhà đầu tư nước ngoài cần xác định xem lĩnh vực kinh doanh của mình chịu sự điều chỉnh của điều ước quốc tế hay không.
- Nếu không thuộc trường hợp trên thì nhà đầu tư cần tiếp tục xác định xem liệu lĩnh vực đầu tư kinh doanh có phải là ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không.
2, Các quy định của pháp luật về xác định giới hạn tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài
Quy định của pháp luật chuyên ngành và ngành nghề kinh doanh có điều kiện cụ thể như sau:
- Các chuyên ngành kinh doanh được quy định về tỷ lệ sở hữu tối đa của nhà đầu tư nước ngoài thì thực hiện xác định tỷ lệ theo quy định đã được nêu.
- Quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện: Cổng thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài thường xuyên cập nhật về danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện, các nhà đầu tư có thể tham khảo trên đó để tuân thủ theo các quy định chi tiết của từng ngành nghề.
- Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh đa ngành nghề thì tỷ lệ sở hữu nước ngoài được quy định không vượt quá mức thấp nhất trong các ngành nghề đã được quy định tỷ lệ sở hữu nước ngoài trước đó, trừ những trường hợp được quy định khác (những trường hợp điều ước quốc tế)
3, Quy định Điều lệ công ty
Nếu ngành nghề kinh doanh không thuộc danh mục có điều kiện được quy định của pháp luật thì phải thực hiện theo căn cứ của điều lệ công ty.
Hình thức nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam
- Mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần thông qua việc mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông.
- Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn thông qua việc mua phần vốn góp của các thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Góp vốn vào công ty hợp danh thông qua việc mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh.
- Góp vốn vào công ty Việt Nam theo hình thức khác.
>>Xem thêm: