88 Đường Bàu Cát 3, Phường 14, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
0908550737

Tìm hiểu về những thứ cần để đăng ký thành lập công ty

Số lượng công ty mới thành lập càng ngày càng tăng cho thấy nền kinh tế thị trường của Nước nhà ngày càng phát triển. Tuy nhiên, các công ty mới thành lập trên liệu có được bao nhiêu % công ty có đủ điều kiện để thành lập công ty?

Để đăng ký thành lập công ty cần đáp ứng những điều kiện nào theo quy định của pháp luật? Kinh nghiệm thành lập công ty là những điều mà các cá nhân hay tổ chức đều mong muốn được biết và được tìm hiểu để tránh được những vi phạm pháp lý hay sai lầm không đáng có trong quá trình mở công ty riêng. Để tháo gỡ khúc mắc trên, các bạn hãy cùng Tư vấn đầu tư Kim Cương tìm hiểu những điều sau nhé!

I. Các yếu tố cần được xác định khi thành lập công ty là gì?

yếu tố ảnh hưởng việc thành lập công ty

Trước tiên, chúng ta cần phải xác định được các yếu tố hay những điều cần chuẩn bị để thành lập công ty

Điều kiện cần để chủ thể thành lập công ty

  • CMND/Hộ chiếu/Căn cước công dân của chủ thể
  • Chủ thể có đầy đủ năng lực hành vi dân sự
  • Chủ thể không nằm trong đối tượng không được thành lập doanh nghiệp (Công chức, viên chức,…)

Loại hình công ty

Cần phải xác định công ty mình thành lập thuộc loại hình doanh nghiệp nào trong các loại hình dưới đây:

  • Doanh nghiệp tư nhân (Công ty có 1 cá nhân làm chủ)
  • Công ty TNHH 1 thành viên (Công ty có 1 cá nhân hay 1 tổ chức làm chủ)
  • Công ty TNHH 2 thành viên trở lên (Công ty có 2 cá nhân hay tổ chức làm chủ và không quá 50 cá nhân hay tổ chức )
  • Công ty cổ phần (Công ty có 3 cá nhân trở lên làm chủ)

Đặt tên công ty

Tên của công ty chính là bộ mặt của công ty đó. Tên công ty đăng ký có thể có chữ số hay các ký hiệu riêng, tuy nhiên bắt buộc tên công ty được đăng ký phải được viết bằng tiếng việt, đây là quy định của pháp luật. Tên công ty phải phát âm được và có ít nhất 2 thành tố: Loại hình doanh nghiệp và Tên riêng

Địa chỉ trụ sở công ty

Theo Căn cứ Điều 43 Luật Doanh nghiệp thì địa điểm liên lạc, giao dịch của công ty có địa chỉ được xác định bao gồm:

  • Số nhà 
  • Tên đường 
  • Tên phường/xã/thị trấn 
  • Tên quận/huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh 
  • Thành phố trung ương/tỉnh

Người đại diện theo pháp luật của công ty

Người đại diện theo pháp luật chính là người chịu trách nhiệm chính trong mọi hoạt động kinh doanh của công ty. Người đại diện theo pháp luật của công ty phải thường trú tại Việt Nam. Trong trường hợp người đại diện đó vắng mặt ở Việt Nam trên 30 ngày thì phải viết giấy ủy quyền bằng văn bản cho người khác để người đó thay mặt điều hành công ty và đại diện cho công ty đó thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật của công ty theo quy định tại Điều lệ doanh nghiệp.

II. Các hồ sơ cần chuẩn bị để đăng ký thành lập công ty

Giấy tờ tùy thân

CMND/ Hộ chiếu/ Căn cước công dân sao y chứng thực không quá 6 tháng và còn hiệu lực của đại diện pháp luật và thành viên góp vốn.

Hồ sơ đăng ký

  • Giấy đề nghị đăng ký kinh doanh
  • Điều lệ Công ty
  • Danh sách thành viên/cổ đông (TNHH 2TV, Cổ phần)
  • Và một số giấy tờ khác tùy trường hợp đặc biệt

III. Các thủ tục – quy trình – thời gian thành lập công ty

quy trình thành lập công ty

Thủ tục – Quy trình thành lập công ty

  • Chuẩn bị các thông tin về công ty dự định thành lập và các giấy tờ tùy thân trong mục A và B đã trình bày
  • Nộp hồ sơ + Nhận kết quả giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp + Đăng bố cáo + Khắc dấu tại Sở KH&ĐT
  • Đăng ký mua chữ ký số (Thiết bị khai thuế điện tử)
  • Mở tài khoản ngân hàng
  • Làm thủ tục khai thuế ban đầu tại Cơ quan quản lý thuế
  • Thông báo phát hành hóa đơn

Thành lập công ty mất bao lâu? (Từ 3 – 25 ngày làm việc)

  • Thời gian cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 – 3 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ hợp lệ
  • Thời gian đăng bố cáo, khắc con dấu, đăng ký mẫu con dấu: 1 – 3 ngày làm việc
  • Tổng thời gian cho việc xin giấy phép đến bước có thể xuất hóa đơn cho khách hàng thời gian kéo dài khoảng 15 – 25 ngày làm việc (Tùy vào việc giấy tờ mình có cung cấp đầy đủ, kịp thời cho cơ quan chức năng hay không)

Trên đây là những thông tin cơ bản bạn cần phải biết khi muốn thành lập công ty, cảm ơn các bạn đã đọc bài viết và hi vọng bài viết này đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn.

Xem thêm: 

>>> Thành lập công ty 100% vốn nước ngoài

>>> Thành lập công ty 100% vốn Việt Nam

>>> Thành lập công ty liên doanh

Leave a comment