88 Đường Bàu Cát 3, Phường 14, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
0908550737

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có mấy loại

Nếu như bạn đang có nhu cầu thành lập doanh nghiệp thì chắc hẳn không thể bỏ qua thông tin hữu ích để có thể nắm bắt trực tiếp cũng như dễ dàng tiếp cận hơn với những mô hình kinh doanh. 

Hiện nay, Chính phủ đã đề ra những chính sách khuyến khích đầu tư mở với những chế độ ưu đãi khác nhau giúp các nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng tiếp cận, tham gia kinh doanh, thành lập doanh nghiệp trên tất cả lĩnh vực được nhà nước cho phép.

I. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là gì ?

định nghĩa về doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Theo Khoản 6 Điều 3 của Luật Đầu tư định nghĩa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm doanh nghiệp do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại…

Với điều kiện trên, Doanh nghiệp nước ngoài chỉ cần có 1 cổ phần đầu tư vào thì doanh nghiệp Việt Nam trở thành Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên những doanh nghiệp này phải chịu trách nhiệm trước các điều kiện hạn chế gia nhập thị trường theo cam kết với WTO Việt Nam.

Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Doanh nghiệp quy định cụ thể, doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 49% cổ phần được áp dụng các điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư trong nước tức là doanh nghiệp Việt Nam.

II. Làm thế nào để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Nếu như bạn có ý định thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì chắc chắn phải lưu ý những điều kiện sau:

– Doanh nghiệp có dự án đầu tư

– Sở hữu giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

– Có tỷ lệ sở hữu vốn theo điều lệ quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật đầu tư 2014

– Có phạm vi hoạt động, mô hình đầu tư, có đối tác Việt Nam tham gia thực hiện đầu tư và các điều kiện khác theo Nghị định 102/2010/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật – Doanh nghiệp quy định cụ thể, doanh nghiệp có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ dưới 49% cổ phần được áp dụng các điều kiện đầu tư, kinh doanh như đối với nhà đầu tư trong nước tức là doanh nghiệp Việt Nam.

cách thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài

III. Những loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Dựa theo Luật doanh nghiệp, các nhà đầu tư có thể lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài:

1. Công ty TNHH một thành viên

Công ty TNHH một thành viên được hiểu là doanh nghiệp hay một tổ chức hoặc một cá nhân làm chủ sở hữu. Người chủ của doanh nghiệp đó phải có trách nhiệm, nghĩa vụ với các khoản nợ tài sản ngoài của công ty điều kiện bắt buộc là có số vốn điều lệ của công ty.

Công ty TNHH một thành viên có tư cách pháp lý bắt đầu kể từ ngày sở hữu giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. 

Công ty TNHH một thành viên sẽ có cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động theo một trong hai mô hình sau đây:

Mô hình 1: + Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên

Mô hình 2: + Hội đồng thành viên, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và Kiểm soát viên.

>>>Xem thêm: Hồ sơ thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài

2. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên

Công ty TNHH 2 thành viên trở lên được sở hữu bởi tổ chức hay có nhân có số thành viên chịu trách nhiệm về những khoản nợ và nghĩa vụ tài sản của doanh nghiệp khoảng từ 2 đến 50 thành viên. 

Công ty TNHH hai thành viên không có quyền phát hành cổ phần. 

Công ty có hai thành viên trở lên sẽ có các bạn như: Chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc. Trường hợp công ty đó có 11 thành viên phải thống nhất thêm “Ban kiểm soát” hoặc nếu ít hơn 11 cá nhân trong công ty thì nên thành lập sao cho phù hợp với yêu cầu quản trị.

những loại hình doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

3. Công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành những phần bằng nhau được gọi là cổ phần

Với công ty cổ phần phải có số lượng tối thiểu cổ đông là 3 và sẽ không hạn chế tối đa. Cổ đông là cá nhân đóng góp một phần số vốn điều lệ trong doanh nghiệp và cá nhân đó phải chịu hết trách nhiệm về các khoản nợ, tài sản trong phạm vi đã góp vốn.

4. Công ty hợp danh 

Công ty hợp danh có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu, cùng thành lập dưới một tên hợp danh. Bên cạnh đó, các thành viên dễ dàng góp vốn. 

Cá nhân chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình với nghĩa vụ khoản nợ của công ty trên cương vị là thành viên hợp danh. Cá nhân chung vốn chỉ có nghĩa vụ chịu trách nhiệm với khoản nợ phạm vi góp vốn. 

Đặc biệt, công ty hợp danh không có phép phát ra bất kỳ loại chứng khoán nào cả.

5. Doanh nghiệp tư nhân

Doanh nghiệp do một cá nhân sở hữu và chịu toàn bộ trách nhiệm bằng tài sản về hoạt động của doanh nghiệp 

Mỗi cá nhân chỉ được thành lập 1 doanh nghiệp tư nhân. 

Doanh nghiệp tư nhân là thế nào chính là doanh nghiệp không có người nào khác có thể mua cổ phần hoặc góp vốn thành lập công ty.

Trên đây chính là như thông tin hữu ích để cho các đầu tư có thể nắm bắt và thành lập doanh nghiệp phù hợp với loại hình kinh doanh của mình. Cám ơn bạn đã quan tâm và theo dõi bài viết của Tư vấn đầu tư Kim Cương. Chúc bạn luôn thành công!

Leave a comment