Văn phòng đại diện là một bộ phận có vai trò quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Vậy văn phòng đại diện của công ty được thành lập để làm gì? Văn phòng đại diện có đặc điểm và chức năng như thế nào? Hôm nay hãy cùng Tư vấn đầu tư Kim Cương trả lời cho những câu hỏi trên nhé!
Khái niệm văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện được hiểu là một đơn vị phụ thuộc trong doanh nghiệp, hoạt động với nhiệm vụ là đại diện ủy quyền cho lợi ích của doanh nghiệp đồng thời có trách nghiệm bảo vệ những lợi ích của doanh nghiệp đó.
Nội dung của văn phòng đại diện bao gồm:
- Về hoạt động kinh doanh: Văn phòng đại diện hoạt động với chức năng của một văn phòng liên lạc với các hoạt động như: cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, tiếp cận với đối tác kinh doanh, nghiên cứu thông tin,…
- Về thẩm quyền: văn phòng đại diện phải hoạt động theo ủy quyền của doanh nghiệp, không có quyền tự nhân danh mình thực hiện ký kết hợp đồng riêng mà không có dấu của doanh nghiệp.
- Về tài chính: văn phòng đại diện của doanh nghiệp có trách nghiệm với các phát sinh tài chính. Việc hạch toán các phát sinh đó của phòng đại diện phụ thuộc vào doanh nghiệp đó.
Chức năng của văn phòng đại diện
Văn phòng đại diện lập ra với 2 chức năng chính là:
- Thực hiện đầy đủ chức năng của một văn phòng liên lạc của doanh nghiệp
- Nghiên cứu và cung cấp thông tin, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc tiếp cận với đối tác và tìm hiểu thị trường
Bên cạnh đó, văn phòng đại diện không được quyền thực hiện các hoạt động kinh doanh sinh lời bên ngoài công ty. Văn phòng đại diện cũng không được ký hợp đồng riêng và phải chịu tất cả các nghĩa vụ tài chính phát sinh bên ngoài của văn phòng
Hồ sơ thành lập văn phòng đại diện
Để thực hiện thành lập văn phòng đại diện, chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:
- Giấy đăng ký kinh doanh của công ty mẹ bản sao
- Giấy tờ chứng minh nhân thân bản sao có công chứng như CMND, CCCD, hộ chiếu,…
- Giấy tờ chứng minh những địa chỉ doanh nghiệp sử dụng để đăng ký thành lập văn phòng đại diện
- Nếu sử dụng các dịch vụ tư vấn thì cần có hợp đồng dịch vụ tư vấn của các công ty tư vấn.
Thủ tục thành lập văn phòng đại diện
Để thành lập văn phòng đại diện cần trải qua các thủ tục sau:
- Chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp
- Soạn thảo hồ sơ
- Nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng đại diện tại Phòng đăng ký kinh doanh
Sau khi nhận đủ hồ sơ và hồ sơ được xác nhận hợp lệ thì Phòng đăng ký kinh doanh sẽ thực hiện cấp Giấy chứng nhận hoạt động của văn phòng đại diện trong sau 5 ngày làm việc.
Quy trình thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp
Quy trình thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp bao gồm 3 bước sau:
Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp chuẩn bị một bộ hồ sơ như đã nêu ở các mục trên để đăng ký thành lập văn phòng đại diện.
Nộp hồ sơ và hoàn thiện hồ sơ
Sau khi đã chuẩn bị đủ hồ sơ, doanh nghiệp thực hiện nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh và hoàn thiện hồ sơ còn thiếu. Việc này được thực hiện theo hai cách:
- Đăng ký trực tuyến trên cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia
- Hoặc đăng ký trực tiếp tại Phòng đăng ký kinh doanh
Nhận kết quả và công bố thông tin doanh nghiệp
Sau khi nhận đủ hồ sơ, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ xem xét và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp với những bộ hồ sơ hợp lệ. Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký thành lập doanh nghiệp, các doanh nghiệp phải thực hiện công bố đầy đủ thông tin của doanh nghiệp mình.
Tư vấn dịch vụ thành lập công ty, thành lập văn phòng đại diện trọn gói
Thành lập công ty là một công việc gồm khá nhiều thủ tục liên quan, để chắc chắn không vi phạm bạn có thể thuê hẳn dịch vụ thành lập công ty trọn gói.
Sau khi được báo giá dịch vụ thành lập công ty trọn gói bạn sẽ được hưởng các dịch vụ như:
Quyền thành lập công ty:
- Đối tượng được thành lập công ty;
- Đối tượng không được thành lập công ty
Đặt tên doanh nghiệp:
- Tư vấn cách đặt tên doanh nghiệp đúng ý tưởng và đúng luật;
- Tư vấn cách đặt tên doanh nghiệp gắn liền với sự phát triển thương hiệu
Ngành nghề đăng ký kinh doanh:
- Ngành nghề được phép kinh doanh;
- Ngành nghề kinh doanh có điều kiện
- Ngành nghề cấm kinh doanh
Vốn điều lệ:
- Tư vấn về mức vốn điều lệ phù hợp để thành lập công ty;
- Tư vấn cụ thể về những ngành nghề đòi hỏi vốn pháp định
Nơi đăng ký kinh doanh:
- Đối với công ty, doanh nghiệp tư nhân;
- Đối với hộ kinh doanh cá thể
Hồ sơ đăng ký kinh doanh:
- Đơn đăng ký kinh doanh;
- Danh sách thành viên;
- Điều lệ;
- Các giấy tờ khác (nếu có)