88 Đường Bàu Cát 3, Phường 14, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
0908550737

Cách đăng ký thương hiệu độc quyền ở Việt Nam

Thương hiệu độc quyền là một loại tài sản vô giá của doanh nghiệp, là dấu hiệu hay hình tượng giúp cho thương hiệu trở nên nổi bật so với các tổ chức cá nhân khác. Thương hiệu có thể được thể hiện dưới dạng một từ ngữ, một cái tên, một hình vẽ hoặc những thứ đó kết hợp với nhau với mục đích phân biệt các sản phẩm của doanh nghiệp

Tuy nhiên, không phải cá nhân hay tổ chức nào cũng quan tâm đến cách đăng ký thương hiệu độc quyền ở Việt Nam. Vì vậy, đăng ký thương hiệu độc quyền ở Việt Nam thì cần làm những gì? Tư vấn và Đầu tư Kim Cương sẽ trả lời câu hỏi này!

Những điều cần lưu ý để đăng ký thương hiệu độc quyền thành công ở Việt Nam

thương hiệu là gì

  • Thứ nhất, ta cần phải tránh được khả năng trùng lặp với những thương hiệu khác trước khi đăng ký. Thật vậy, đây là điều quan trọng quyết định trước khi tiến hành các thủ tục tiếp theo của quy trình đăng ký thương hiệu độc quyền.
  • Thứ hai, trong quá trình chuẩn bị hồ sơ để đăng ký thương hiệu độc quyền thì sẽ cần  chuẩn bị cả tờ khai thông tin. Đây là tài liệu bắt buộc phải có và phải chuẩn xác theo yêu cầu của Cục Sở Hữu trí tuệ. Do đó, chúng ta cần phải chuẩn bị chính xác mẫu tờ khai.
  • Thứ ba, tính từ thời điểm đăng ký thì thương hiệu đã được bảo vệ bởi pháp luật Việt Nam cho dù phải mất tới 24 tháng thì thương hiệu độc quyền mới được cấp văn bằng bảo hộ.
  • Cuối cùng, các cá nhân hay tổ chức đều có thể tự thiết kế và đăng ký nhiều thương hiệu khác nhau. Tuy nhiên, nếu có ý định xây dựng thương hiệu lâu dài thì ta nên có một sự đầu tư chất xám vào thiết kế, sáng tạo hoặc thuê các đơn vị chuyên nghiệp trong ngành nghề đó.

Cách thức để đăng ký thương hiệu độc quyền tại Việt Nam

các bước đăng ký thương hiệu

Ngày nay, có 2 hình thức đăng ký thương hiệu độc quyền tại Việt Nam. Đó chính là:

  • Thuê dịch vụ đăng ký độc quyền thương hiệu
  • Tự chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ đăng ký tại Cục Sở Hữu trí tuệ

Như các bạn cũng đã biết thì hồ sơ là yếu tố then chốt giúp quyết định khả năng đăng ký thương hiệu độc quyền thành công hay là thất bại. Vì thế, chúng ta hãy chuẩn bị đầy đủ giấy tờ theo đúng quy định như sau:

  • Mẫu thương hiệu mà cá nhân hay tổ chức dự định đăng ký độc quyền (5 mẫu)
  • Tờ khai thông tin về thương hiệu mà cá nhân hay tổ chức đăng ký (2 bản)
  • Chứng từ đã nộp đủ lệ phí nếu như cá nhân hay tổ chức đó đã nộp hồ sơ đăng ký thương hiệu độc quyền qua bưu điện.

Các loại chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền

Chi phí đăng ký thương hiệu độc quyền được nêu ra cụ thể như sau:

STT Các khoản phí, lệ phí đăng ký thương hiệu độc quyền Lệ phí (đồng)
1 Lệ phí nộp đơn (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) 180.000
2 Lệ phí yêu cầu hưởng quyền ưu tiên cho mỗi đơn (nếu có yêu cầu) 600.000
3 Phí thẩm định nội dung (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) 300.000
4 Phí tra cứu thông tin (cho mỗi nhóm đến 6 sản phẩm, dịch vụ) 60.000
5 Lệ phí công bố đơn 120.000
6 Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu 120.000
7 Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu 120.000
8 Lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu 120.000

Ngoài những loại phí trên thì các cá nhân hay tổ chức cần phải đóng những loại phí khác như: lệ phí nộp đơn, lệ phí công bố đơn, lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, lệ phí công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu,…

Đăng ký thương hiệu độc quyền tại Tư vấn Đầu tư Kim Cương

Hiện nay, có rất nhiều đơn vị đứng ra thực hiện dịch vụ đăng ký thương hiệu độc quyền ở Việt Nam. Tuy vậy, khi nhắc đến các công ty, đơn vị uy tín lâu đời thì không thể không nhắc đến Công ty TNHH Tư vấn và Đầu tư Kim Cương. Ngoài ra, công ty còn cung cấp các dịch vụ khác vô cùng uy tín và luôn đặt nhu cầu của khách hàng là trên hết như:

  • Dịch vụ Kế toán
  • Dịch vụ tuyển dụng nhân sự
  • Dịch vụ văn phòng ảo
  • Dịch vụ về giấy phép lao động
  • Dịch vụ đầu tư ra nước ngoài
  • Dịch vụ thành lập công ty

Trên đây là một số thông tin bổ ích, Tư vấn và Đầu tư Kim Cương hy vọng các bạn hiểu hơn về cách đăng ký thương hiệu độc quyền ở Việt Nam. Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết này!

>>>Xem thêm: Đăng ký thương hiệu 2020 và những điều cần biết

Leave a comment