88 Đường Bàu Cát 3, Phường 14, Quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
0908550737

Đầu tư gián tiếp nước ngoài là gì ?

Như chúng ta đã biết về những nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại cho doanh nghiệp Việt Nam có những sự chuyển biến đáng kể trong những bước kinh doanh Bên cạnh đó đầu tư gián tiếp nước ngoài như là một cơ hội mở hơn như một hình thức thu hút vốn đầu tư quốc tế nhằm thúc đẩy nguồn lực trong và ngoài nước.

>>> Vậy ngày hôm nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu đầu tư gián tiếp nước ngoài là gì? để hiểu rõ thêm về loại hình này nhé.

Định nghĩa về đầu tư gián tiếp nước ngoài

“Foreign Portfolio Investment” hay còn được viết tắt là FPI.

Đầu tư gián tiếp nước ngoài có tên quốc tế là “Foreign Portfolio Investment” hay còn được viết tắt là FPI. Đây là loại hình thức vượt qua các rào cản ở biên giới về việc đầu tư gián tiếp. Được sử dụng như một hình thức mua bán tài sản tài chính giữa các nước với nhau nhằm kiếm lợi nhuận. Những người chủ sở hữu thường không trực tiếp quản lý và điều hành trong quá trình sử dụng vốn.

Ngoài ra, với hình thức đầu tư này sẽ không kèm theo việc tham gia vào quá trình quản lý và nghiệp vụ của doanh nghiệp như với hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Đặc điểm của đầu tư gián tiếp nước ngoài

Trong quá trình sử dụng vốn đầu tư, quyền sở hữu vốn sẽ thuộc về chủ đầu tư, còn quyền sử dụng vốn sẽ thuộc về bên được đầu tư. Điều này thể hiện quyền sở hữu và quyền sử dụng vốn được tách rời.

Để có thể thực hiện đầu tư gián tiếp nước ngoài, các nhà đầu tư có thể lựa chọn mua cổ phiếu, hoặc trái phiếu của tổ chức kinh tế nước ngoài trên thị trường chứng khoán của nước đó hay chứng chỉ đầu tư của các quỹ đầu tư.

So sánh giữa đầu tư gián tiếp và trực tiếp từ nước ngoài

Hai hình thức đầu tư từ nước ngoài khác nhau dựa theo quy định

Giống nhau:

Hai hình thức đầu tư đều xuất phát từ nước ngoài hợp đồng đầu tư vào doanh nghiệp. Xuất hiện bởi thị trường kinh tế hiện nay cần nhiều sự đầu tư để hội nhập kinh tế. 

Xuất hiện nhằm tạo ra giá trị lợi nhuận cho nhà đầu tư. Giá trị lợi nhuận của nhà đầu tư sẽ có tỉ lệ thuận giữa vốn đầu tư với kết quả kinh doanh. 

Hai loại hình đầu tư đều phải chịu ảnh hưởng rất lớn từ luật pháp các nước tiếp nhận đầu tư, và thường bị chịu sự thay đổi, điều chỉnh bởi các thông lệ, điều của các bên tham gia đầu tư.

Khác nhau:

Đối với loại hình đầu tư trực tiếp, sẽ có hình thức nắm quyền hành quản lý, kiểm soát một cách trực tiếp. Chủ đầu tư sẽ quyết định về quá trình đầu tư, sản xuất, và tự chịu trách nhiệm về lãi lời và thua lỗ. Còn với loại đầu tư gián tiếp, sẽ thực hiện mua trái phiếu, cổ phiếu và không nắm quyền kiểm soát doanh nghiệp một cách trực tiếp.

Loại hình đầu tư trực tiếp sử dụng phương tiện đầu tư phải đóng góp một phần vốn tối thiểu theo quy định hay vốn theo pháp luật của từng nước. Về phía đầu tư gián tiếp nước ngoài sẽ có số lượng chứng khoán được mua sẽ được khống chế ở mức độ thấp nhất thường là dưới 10%

“Mục đích của việc đầu tư trực tiếp nước ngoài là quyền được kiểm soát, quản lý và lợi nhuận. Ngược lại, đầu tư gián tiếp lại quan tâm đến trái tức, cổ tức, phần chênh lệch giá  và khoản lợi nhuận trong tương lai.” 

Hình thức biểu hiện đầu tư trực tiếp sẽ kèm theo những hoạt động mang tính thương mại, xuất khẩu hay di chuyển lao động và chuyển giao công nghệ. Còn phía đầu tư gián tiếp thì đơn giản chỉ chuyển vốn đầu tư từ trực tiếp sang phía doanh nghiệp nước khác tiếp nhận vốn đầu tư.

Những thuận lợi và khó khăn khi đầu tư gián tiếp nước ngoài

Thuận lợi

Khi thực hiện đầu tư thì số vốn bỏ ra sẽ nhận được sự ổn định về lợi nhuận . Ngoài ra còn giúp chủ đầu tư giảm bớt được những nguy hiểm khi tiến hành phân tán vốn đầu tư với nhiều dự án khác nhau.

Bên nhận đầu tư là doanh nghiệp sẽ có được sự chủ động trong quá trình sử dụng vốn đầu tư. 

Dễ dàng đầu tư dự án lớn nếu như bên nhận đầu tư là chính phủ huy động qua trái phiếu. Bên nhận đầu tư doanh nghiệp sẽ giúp đáp ứng cho sự phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời phân tán rủi ro hoạt động của những loại trái phiếu.

Khó khăn

Chủ đầu tư gian tiếp không được trực tiếp điều hành hoạt động sử dụng vốn.

Dẫn đến thu nhập khá ít ỏi cho chủ đầu tư bởi chủ đầu tư gian tiếp không được trực tiếp điều hành hoạt động sử dụng vốn.

Hạn chế khả năng tiếp thu công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến.

Dễ bị lệ thuộc vào vốn đầu tư của những chủ đầu tư nước ngoài khi bị thay đổi đột ngột, trong hành động đầu tư làm ảnh hưởng không tốt tới thị trường vốn trong quốc gia.

Sự hiệu quả trong đầu tư hoàn toàn phụ thuộc vào trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh của bên nhận đầu tư. Nếu như quá trình quản lý của bên đầu tư yếu kém sẽ dẫn đến khả năng chủ đầu tư nhận được những gánh nợ tương lai.

Trên đây chính là những điều bạn cần biết với đầu tư gián tiếp nước ngoài. Hãy trang bị cho mình tất cả kiến thức cần thiết cho bản thân, doanh nghiệp để sẵn sàng nâng cao giá trị tầm vóc kinh tế của nước nhà. 

Để biết thêm chi tiết liên hệ: 

Địa chỉ: 164 Khuất Duy Tiến, P. Nhân Chính, Q. Thanh Xuân, TP Hà Nội

Phone: (+84) 908 550 737

E-mail: info@consultant-dtc.com

Giờ làm việc: Thứ 2 – Thứ 6: 8:00 – 17:30

Leave a comment