Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái hoặc chữ số, từ ngữ, hình ảnh hoặc hình vẽ, hình khối (3 chiều) hoặc sự kết hợp các yếu tố đó; là dấu hiệu dùng để nhận biết hàng hóa hoặc dịch vụ của một cơ sở kinh doanh, giúp phân biệt chúng với hàng hóa hoặc dịch vụ của các cơ sở kinh doanh khác; là dấu hiệu dùng để phân biệt sản phẩm hoặc dịch vụ của các thành viên thuộc một hiệp hội với sản phẩm hoặc dịch vụ của các cơ sở không phải là thành viên của hiệp hội đó.
Để được hưởng quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải làm Đơn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và nộp tại Cục SHTT thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ. Đơn phải tuân thủ hình thức, nội dung theo quy định của pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa.
Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ được cấp nếu đơn được trình bày theo đúng quy định, nhãn hiệu hàng hóa trong đơn thỏa mãn các tiêu chuẩn bảo hộ, người nộp đơn đã nộp đủ các khoản lệ phí. Phạm vi, nội dung, thời hạn bảo hộ quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa được xác định theo giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa được cấp. Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn hợp lệ và có thể được gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm.
Một nhãn hiệu hàng hóa dùng cho một sản phẩm, dịch vụ nhất định chỉ thuộc về một chủ thể duy nhất là người nộp đơn đăng ký đầu tiên. Để biết nhãn hiệu hàng hóa dự kiến đã có chủ sở hữu, hoặc đã có người nộp đơn đăng ký bảo hộ hay chưa, cá nhân, tổ chức có thể tự tra cứu thông tin trên các nguồn sau đây:
1. Công báo Sở hữu công nghiệp do Cục SHTT phát hành hàng tháng;
2. Đăng bạ quốc gia và đăng bạ quốc tế về nhãn hiệu hàng hóa (lưu giữ tại Cục SHTT);
3. Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký trực tiếp tại Việt Nam do Cục SHTT công bố trên mạng internet (www.noip.gov.vn);
4. Cơ sở dữ liệu điện tử về nhãn hiệu đã đăng ký vào Việt Nam theo thỏa ước Madrid, do Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) công bố trên mạng internet (www.wipo.int) và có thể sử dụng dịch vụ tra cứu thông tin của Cục SHTT, hoặc yêu cầu cơ sở cung cấp dịch vụ SHTT tư vấn, giải đáp với điều kiện nộp phí theo quy định.
I. TƯ VẤN TRƯỚC KHI ĐĂNG KÍ
• Tư vấn phân loại nhóm (lĩnh vực bảo hộ nhãn hiệu ) theo bảng phân nhóm quốc tế đảm bảo phạm vi bảo hộ rộng, bảo hộ bao vây, phù hợp với lĩnh vực quý công ty đang kinh doanh;
• Tư vấn lựa chọn các phương án lựa chọn tên nhãn hiệu, tư vấn thêm các tiền tố khi cần thiết để đảm bảo tính khác biệt khi bảo hộ;
• Tư vấn thiết kế, nâng cấp, bổ sung logo, phối màu khi cần thiết;
• Tư vấn tra cứu nhãn hiệu;
• Tư vấn về bảo hộ các đối tượng khác liên quan đến nhãn hiệu như đăng ký bảo hộ bao bì, nhãn mác, kiểu dáng công nghiệp;
• Tư vấn những yếu tố được bảo hộ, những yếu tố không nên bảo hộ;
• Tư vấn mô tả nhãn hiệu nhằm bảo hộ tuyệt đối ý nghĩa và cách thức trình bày của logo (nhãn hiệu);
• Tư vấn khả năng bị trùng, tương tự có thể bị dẫn đến khả năng bị từ trối của nhãn hiệu.
II. HỒ SƠ ĐĂNG KÍ
• Lập tờ khai đăng ký nhãn hiệu;
• Yêu cầu hưởng quyền ưu tiên
• Sao chụp mẫu nhãn hiệu;
• Soạn công văn tiến hành làm nhanh nếu cần thiết;
• Giấy ủy quyền;
• Các giấy tờ khác có liên quan.
III. TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
• Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu;
• Theo dõi tiến trình ra thông báo xét nghiệp hình thức, ra công báo, xét nghiệm nội dung, thông báo tranh chấp, thông báo cấp văn bằng;
• Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ;
• Theo dõi xâm phạm nhãn hiệu, tiến hành lập hồ sơ tranh tụng khi cần thiết;
• Soạn công văn trả lời phúc đáp khi xảy ra tranh chấp nhãn hiệu với các chủ đơn khá;
• Tư vấn lập hợp đồng Li-xang nhãn hiệu cho tổ chức cá nhân khác nếu có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu.