Hiện nay việc các công ty được đầu từ vốn từ nước ngoài vào rất nhiều bằng các hình thức lưu động như gián tiếp hoặc trực tiếp. Để các bạn có thể hiểu rõ hơn bài viết Tư vấn đầu tư Kim Cương sẽ chỉ cho bạn những thông tin cần thiết về tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam rõ hơn nhé!
Thế nào là đầu tư nước ngoài vào Việt Nam?
Đầu tư nước ngoài chính là sự dịch chuyển tài sản như nguồn vốn, công nghệ hay kỹ năng quản lý từ nước này sang nước khác và ngược lại, để có thể kinh doanh tốt thu về lợi nhuận cao trên phạm vi toàn cả nước.
Theo Luật đầu tư 2014 đã đưa ra các khái niệm sau:
Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có hộ khẩu, quốc tịch tại nước ngoài, là tổ chức được thành lập theo pháp luật ngoài nhằm thực hiện các hoạt động về đầu tư kinh doanh ở Việt Nam (Khoảng 14 Điều 3)
Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư từ nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư đến từ nước ngoài được xem là cổ động hoặc thành viên trong một tổ chức.
Hình thức trực tiếp để đầu tư nước ngoài vào Việt Nam
Đầu tư để thành lập một tổ chức kinh tế: Được quy định tại Điều 22 Luật Đầu tư năm 2014 và Điều 44 Nghị định 118/2015/NĐ-CP
Đầu tư theo hình thức gọi góp vốn, mua cổ phần vào tổ chức kinh tế: Được quy định tại Điều 24 Luật đầu tư 2014
Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP: Được quy định tại Điều 27 Luật đầu tư 2014 và Nghị định 15/2015/NĐ-CP. Việc đầu tư về lĩnh vực này được thực hiện tại dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP Chính phủ tại Nghị định 15/2015/NĐ-CP.
Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC: Quy định tại Điều 28 Luật đầu tư 2014
Thủ tục thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Các trường hợp lập công ty để có vốn đầu tư từ nước ngoài vào Việt Nam thì Kim Cương sẽ tư vấn những thủ tục cần thiết sau đây:
-
hành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
Bước 1: Đăng ký đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký
Trước khi thành lập một công ty – một tổ chức tại Việt Nam, nhà đầu tư cần phải có dự án đầu tư rõ ràng, rành mạch, có tính thống nhất và liên kết để thực hiện những thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định của Pháp luật.
Các trường hợp thực hiện xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm:
- Dự án đầu tư của nhà đầu tư từ nước ngoài
- Có dự án đầu tư thuộc các trường hợp sau đây:
- Nhà đầu tư từ nước ngoài phải nắm giữ khoảng 50% vốn điều lệ trở lên hoặc đa số những thành viên hợp danh là các cá nhân từ nước ngoài đối với tổ chức của kinh tế;
- Có tổ chức kinh tế được quy định tại điểm A khoản này về việc giữ 51% vốn lệ trở lên;
- Các nhà đầu tư từ nước ngoài và các tổ chức về kinh tế quy định tại điểm A khoản này có thể nắm giữ từ 51% vốn điều lệ trở lên.
Lưu ý: Nhà đầu tư từ nước ngoài cũng cần phải đáp ứng những yêu cầu sau:
Có thể tỷ lệ vốn điều lệ không hạn chế ở mỗi tổ chức kinh tế, các trường hợp:
- Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty – doanh nghiệp tại niêm yết, đại chúng và các quỹ được đầu tư chứng khoán theo quy định về pháp luật và chứng khoán;
- Tỷ lệ sở hữu từ các nhà đầu tư nước ngoài trong mỗi doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa hoặc dạng chuyển đổi theo hình thức khác thực hiện đang được theo quy định về việc cổ phần hóa và chuyển đổi ngạch doanh nghiệp về nhà nước.
Phạm vi hoạt động cũng như đối tác của Việt Nam được tham gia để thực hiện các hoạt động đầu tư và điều kiện được theo quy định của điều ước Quốc tế mà Việt Nam chính là nước thành viên trực thuộc.
Bước 2: Đăng ký thành lập công ty khi có vốn đầu tư từ nước ngoài
Để hoàn thành hồ sơ thành lập công ty khi có vốn đầu tư từ nước ngoài tại Việt Nam sẽ gồm có:
- Giấy đề nghị khi đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ của công ty
- Danh sách thành viên cũng như cổ đông của công ty
- Bản sao của CMND/ thẻ căn cước công dân hoặc có thể bản sao hộ chiếu của các thành viên trong doanh nghiệp
- Bản sao của giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư đến từ nước ngoài
- Hợp đồng cho thuê trụ sở để đặt công ty
- Giấy ủy quyền cho người thực hiện các thủ tục
- Nhà đầu tư nước ngoài có thể nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh – trụ sở chính của công ty.
Bước 3: Cấp giấy phép về việc kinh doanh
Đây được xem là điều kiện “Đủ” để doanh nghiệp có vốn đầu tư từ nước ngoài và các lĩnh vực về hoạt động xuất – nhập – phân phối hàng hóa khi được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Điều kiện khó nhất trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam về việc xuất nhập và phân phối hàng hóa.
Thủ tục nhà đầu tư nước ngoài mua lại khi đã có cổ phần trong công ty Việt Nam
Nếu đó là nhà đầu tư nước ngoài mua lại thì phần vốn về xuất – nhập khẩu và phân phối sẽ cần được thực hiện những thủ tục về pháp lý và hoàn thiện hồ sơ căn bản như sau:
- Thông báo nhằm đáp ứng những điều kiện cho việc thu mua phần vốn đối với nhà kinh doanh được đầu tư từ nước ngoài
- Giấy chứng nhận đã đăng ký doanh nghiệp
- Giấy phép kinh doanh
Để đầu tư nước ngoài vào Việt Nam có nhiều hình thức phong phú khác nhau, song mỗi hình thức sẽ cần phải chuẩn bị hồ sơ cũng như những thủ tục liên quan. Để được tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chi tiết, rõ ràng thì đừng quên nhấc máy gọi ngay tới Đầu tư Kim Cương để được giải đáp những thắc mắc về Luật.
Cam kết tư vấn nhiệt tình, đúng Luật và trọn gói khiến cho khách hàng cảm thấy tuyệt đối an toàn và hài lòng khi trải nghiệm. Quý khách hàng có nhu cầu về việc tìm hiểu và cần được tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, đừng quên liên lạc với Kim Cương để được chúng tôi hỗ trợ một cách tốt nhất.